Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa (bài 8): Bây giờ là mấy giờ?





Học tiếng Trung theo giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa (bài 8): 现在几点? Xiàn zài jǐ diǎn ? Bây giờ là mấy giờ?
===
Link tải pdf và mp3 giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa:
http://bit.ly/2ZjuUpB
Bài 1 giáo trình 301:
https://youtu.be/ZVkgzkgmUz8
Bài 2 giáo trình 301:
https://youtu.be/zUMrClVcJWw
Bài 3 giáo trình 301:
https://youtu.be/qXuDQR49yzU
Bài 4 giáo trình 301:
https://youtu.be/LeWQ9EMHUmA
Bài 5 giáo trình 301:
https://youtu.be/AAnfxGRS2f0
Bài 6 giáo trình 301:
https://youtu.be/qa5PGe6CyyE
Bài 7 giáo trình 301:
https://youtu.be/R9yCrQdBlW8
===
Các bài học bổ trợ:
Cách nói thời gian trong tiếng Trung:
http://bit.ly/2woYZeq
Bảng chữ cái tiếng Trung:
http://bit.ly/2IyKABV
Tên tiếng Trung:
http://bit.ly/2AjzQAo
Tên tiếng Trung hay cho nữ:
http://bit.ly/2VgegKI

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Giáo trình Hán ngữ 4 (bài 12): Sao lại dán ngược chữ “Phúc” trên tường





Tự học tiếng Trung theo giáo trình Hán ngữ quyển 4 (bài 12): 为什么把 “福”字倒贴在门上? Wèishéme bǎ “fú” zì dàotiē zài mén shàng? Sao lại dán ngược chữ “Phúc” trên tường.
===
Tài liệu học tập:
Tải file pdf và mp3 giáo trình Hán ngữ 4 tại:
http://bit.ly/2OcQbwc
Chữ Phúc tiếng Trung:
http://bit.ly/2K3fZKC
Chữ Lộc tiếng Trung:
http://bit.ly/2l9p8p9
Học tiếng Trung cơ bản:
http://bit.ly/2RRMspB
Tên tiếng Trung các đặc sản Việt Nam:
http://bit.ly/2J2rm3X

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Giáo trình Hán ngữ 4 (bài 11): Phía trước có một chiếc xe trống chạy tới





Tự học tiếng Trung theo giáo trình Hán ngữ quyển 4 (bài 11): 前边开过来一辆空车。qiánbian kāi guòlái yí liàng kōng chē: Phía trước có một chiếc xe trống chạy tới
===
Tài liệu học tập:
Tải file pdf và mp3 giáo trình Hán ngữ 4 tại:
http://bit.ly/2OcQbwc
Lượng từ tiếng Trung:
http://bit.ly/2HyQUUV
Hỏi đáp về địa điểm nơi chốn trong tiếng Trung:
http://bit.ly/2Izfzc7
Cách sử dụng trợ từ 着 (đang) và phân biệt 在 với 着:
http://bit.ly/2GLob33Học tiếng Trung cơ bản: http://bit.ly/2RRMspB

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Giáo trình Hán ngữ 3 (bài 10): Cửa phòng họp đang mở





Tự học tiếng Trung theo giáo trình Hán ngữ quyển 3 (bài 10): 会议厅的门开着呢。 Huìyì tīng de mén kāi zhene. Cửa phòng họp đang mở

===

Xem thêm các bài trong giáo trình Hán ngữ 3 phiên bản mới:

Bài 1 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/0TH_Z8bJVB8

Bài 2 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/PxEwEDVw_os

Bài 3 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/_KeJsTQFWFg

Bài 4 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/ZnAfcMaQOjc

Bài 5 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/kIVTunfills

Bài 6 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/pTu1IsxtyGk

Bài 7 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/uIihBhHJIec

Bài 8 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/54chpzhWgU8

Bài 9 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/mcLEQjlvp1I

===

Tài liệu học tập:

Tải file pdf và mp3 giáo trình Hán ngữ 3 tại: http://bit.ly/2OcQbwc

Lượng từ tiếng Trung: http://bit.ly/2HyQUUV

Cách sử dụng trợ từ 着 (đang) và phân biệt 在 với 着: http://bit.ly/2GLob33Học tiếng Trung cơ bản: http://bit.ly/2RRMspB



https://moodle.org/user/profile.php?id=2779021


Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

Giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa (bài 4): Xin hỏi quý danh của ông?



Học tiếng Trung theo giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa (bài 4): 您贵姓? Nín guìxìng? Xin hỏi quý danh của ông?
===
Link tải pdf và mp3 giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa:
http://bit.ly/2ZjuUpB
Bài 1 giáo trình 301:
https://youtu.be/ZVkgzkgmUz8
Bài 2 giáo trình 301:
https://youtu.be/zUMrClVcJWw
Bài 3 giáo trình 301:
https://youtu.be/qXuDQR49yzU
===
Trọn bộ 5 video dạy phát âm tiếng Trung:
Học phát âm tiếng Trung Bài 1:
https://youtu.be/_4kNGWM5DfM
Học phát âm tiếng Trung Bài 2:
https://youtu.be/g8NJUdX916k
Học phát âm tiếng Trung Bài 3:
https://youtu.be/14THi-GpRo4
Học phát âm tiếng Trung Bài 4:
https://youtu.be/3qZJeRtjQ8w
Học phát âm tiếng Trung Bài 5:
https://youtu.be/paASypLu9AQ
===
Các bài học bổ trợ:
Bảng chữ cái tiếng Trung:
http://bit.ly/2IyKABV
Cách đặt câu hỏi tiếng Trung:
http://bit.ly/2HNLytp
Tên tiếng Trung:
http://bit.ly/2AjzQAo
Tên tiếng Trung hay cho nữ:
http://bit.ly/2VgegKI

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Giáo trình Hán ngữ 3 (bài 7): Bạn tìm thấy hộ chiếu của tôi không?





Tự học tiếng Trung theo giáo trình Hán ngữ quyển 3 (bài 7): 我的护照你找到了没有? Wǒ de hùzhào nǐ zhǎodàole méiyǒu: Bạn tìm thấy hộ chiếu của tôi không?
===
Xem thêm các bài trong giáo trình Hán ngữ 3 phiên bản mới:
Bài 1 giáo trình Hán ngữ 3:
https://youtu.be/0TH_Z8bJVB8
Bài 2 giáo trình Hán ngữ 3:
https://youtu.be/PxEwEDVw_os
Bài 3 giáo trình Hán ngữ 3:
https://youtu.be/_KeJsTQFWFg
Bài 4 giáo trình Hán ngữ 3:
https://youtu.be/ZnAfcMaQOjc
Bài 5 giáo trình Hán ngữ 3:
https://youtu.be/kIVTunfills
Bài 6 giáo trình Hán ngữ 3:
https://youtu.be/pTu1IsxtyGk
===
Tài liệu học tập:
Tải file pdf và mp3 giáo trình Hán ngữ 3 tại:
http://bit.ly/2OcQbwc
Tính từ trong tiếng Trung:
http://bit.ly/2OCbCXW
Cách sử dụng trợ từ kết cấu 的-de:
http://bit.ly/2C1dWVc
Học tiếng Trung cơ bản:
http://bit.ly/2RRMspB

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Học tiếng Trung theo giáo trình Hán ngữ 3 (bài 6)





Tự học tiếng Trung theo giáo trình Hán ngữ quyển 3 (bài 6): 我是跟旅游团⼀起来的 Wǒ shì gēn lǚyóu tuán yī qǐlái de: Tôi đến cùng đoàn du lịch
===
Xem thêm các bài trong giáo trình Hán ngữ 3 phiên bản mới:
Bài 1 giáo trình Hán ngữ 3:
https://youtu.be/0TH_Z8bJVB8
Bài 2 giáo trình Hán ngữ 3:
https://youtu.be/PxEwEDVw_os
Bài 3 giáo trình Hán ngữ 3:
https://youtu.be/_KeJsTQFWFg
Bài 4 giáo trình Hán ngữ 3:
https://youtu.be/ZnAfcMaQOjc
Bài 5 giáo trình Hán ngữ 3:
https://youtu.be/kIVTunfills
===
Tài liệu học tập:
Tải file pdf và mp3 giáo trình Hán ngữ 3 tại:
http://bit.ly/2OcQbwc
Tính từ trong tiếng Trung:
http://bit.ly/2OCbCXW
Cách sử dụng trợ từ kết cấu 的-de:
http://bit.ly/2C1dWVc
Học tiếng Trung cơ bản:
http://bit.ly/2RRMspB

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa (bài 3): Công việc của bạn bận không





Học tiếng Trung theo giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa (bài 3): 你工作忙吗? Nǐ gōngzuò máng ma? Công việc của bạn bận không?
===
Link tải pdf và mp3 giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa:
http://bit.ly/2ZjuUpB
Bài 1 giáo trình 301:
https://youtu.be/ZVkgzkgmUz8
Bài 2 giáo trình 301:
https://youtu.be/zUMrClVcJWw
===
Trọn bộ 5 video dạy phát âm tiếng Trung:
Học phát âm tiếng Trung Bài 1:
https://youtu.be/_4kNGWM5DfM
Học phát âm tiếng Trung Bài 2:
https://youtu.be/g8NJUdX916k
Học phát âm tiếng Trung Bài 3:
https://youtu.be/14THi-GpRo4
Học phát âm tiếng Trung Bài 4:
https://youtu.be/3qZJeRtjQ8w
Học phát âm tiếng Trung Bài 5:
https://youtu.be/paASypLu9AQ
===
Các bài học bổ trợ:
Bảng chữ cái tiếng Trung:
http://bit.ly/2IyKABV
Cách dùng từ 了 le trong tiếng Trung:
http://bit.ly/2QBWA4L
Cách nói ngày tháng trong tiếng Trung:
http://bit.ly/2IGdj4G

https://mix.com/tiengtrunganhduong

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

Học tiếng Trung theo giáo trình Hán ngữ 3 (bài 5)



Tự học tiếng Trung theo giáo trình Hán ngữ quyển 3 (bài 5): 我听过钢琴协奏曲《黄河》 Wǒ tīngguò gāngqín xiézòuqǔ “huánghé”: Tôi từng nghe khúc hòa tấu piano “Hoàng Hà”
=== Xem thêm các bài trong giáo trình Hán ngữ 3 phiên bản mới: Bài 1 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/0TH_Z8bJVB8 Bài 2 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/PxEwEDVw_os Bài 3 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/_KeJsTQFWFg Bài 4 giáo trình Hán ngữ 3: https://youtu.be/ZnAfcMaQOjc === Tài liệu học tập: Tải file pdf và mp3 giáo trình Hán ngữ 3 tại: http://bit.ly/2OcQbwc Thì quá khứ trong tiếng Trung: http://bit.ly/2XpN6xB Cách dùng chữ 好 hǎo trong tiếng Trung: http://bit.ly/2JFDaws Trợ từ ngữ khí 了 le trong tiếng Trung: http://bit.ly/2QBWA4L Học tiếng Trung cơ bản: http://bit.ly/2RRMspB

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Thiên thời địa lợi nhân hòa


Thiên thời địa lợi nhân hòa 天时地利人和 tiān shí dì lì rén hé 
 
Thiên thời địa lợi nhân hòa 天时地利人和 tiān shí dì lì rén hé không phải là một thành ngữ xa lạ đối với chúng ta, thậm chí nó còn được sử dụng trong các diễn văn, các bài nghiên cứu. Nhưng rất nhiều người chỉ sử dụng nó như một sáo ngữ mà không hoàn toàn hiểu về nó. Là một người học và tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc chúng ta nên có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn về thành ngữ này. Vậy thì hãy cùng Ánh Dương đi tìm hiểu ý nghĩa của thành ngữ tưởng chừng như đã rất quen thuộc này nhé.
Thiên thời địa lợi nhân hòa 天时地利人和 tiān shí dì lì rén hé là thành ngữ dùng để chỉ ba yếu tố cần thiết giúp tạo nên sự thành công cho một sự kiện, một công việc, hay một điều gì đó do con người tạo ra. Ba yếu tố ấy chính là thiên thời 天时 tiān shí, địa lợi 地利  dì lì, nhân hòa 人和 rén hé. Chúng ta cùng tìm hiểu từng yếu tố nhé.
Thiên thời 天时 tiān shí: 天 tiān ở đây có nghĩa là trời, 时 shí có nghĩa là thời, thời cơ, thời gian, thời điểm. Chữ quan trọng nhất ở đây không phải là chữ trời mà là chữ thời. Bởi lẽ làm gì chúng ta cũng cần phải tự hỏi thời điểm này làm có đúng không, có sớm quá hay muộn quá không, làm vào thời điểm nào là phù hợp nhất, chỉ khi làm vào đúng thời điểm mới cho ra hiệu quả tốt. Việc lựa chọn thời điểm này là do bản thân chúng ta chứ không một ông Trời nào có thể nói cho ta biết cả. 
Địa lợi 地利 dì lì: 地 dì là địa là đất, 利 lì có nghĩa là lợi, lợi ở đây là lợi thế. Chữ lợi ở đây cũng mang ý nghĩa chủ đạo. Có nghĩa là khi làm bất kì một việc gì cũng phải cân nhắc xem bản thân mình có những lợi thế, thế mạnh nào, còn tồn tại những khó khăn nào. Nói đơn giản như bạn thích làm giáo viên nhưng bạn lại không có lợi thế của sự kiên nhẫn thì rất khó để trở thành một người thầy thành công.
Nhân hòa 人和 rén hé: 人 rén là người, 和 hé có nghĩa là hòa, hòa hợp, đó là sự hòa hợp, đoàn kết của mọi người với nhau. Một tập thể đoàn kết, hòa hợp sẽ mang lại sự thành công hơn hẳn so với một tập thể rời rạc, thiếu sự liên kết. 


https://tiengtrunganhduong.weebly.com/

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

Ngũ phúc lâm môn

Ngũ phúc lâm môn 五福临门 wǔ fú lín mén
Ngũ phúc lâm môn nghĩa là năm cái phúc cùng đến cửa. Ngũ phúc bao gồm 长寿 chángshòu trường thọ, 富贵 fúguì phú quý, 康宁 kāngníng an khang, 好德 hǎodé hảo đức, 善终 shànzhōng thiện chung. Câu chúc ngũ phúc lâm môn có lẽ đã không còn xa lạ với chúng ta nhưng ngũ phúc lâm môn bao gồm những gì? Nó có ý nghĩa gì thì có lẽ chưa nhiều người hiểu rõ. Vậy thì hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bốn chữ ngũ phúc lâm môn 五福临门 này để tìm hiểu thêm về văn hóa Trung Hoa nhé. 

1. Ngũ phúc lâm môn là gì? 

Ngũ 五 wǔ là năm. Phúc 福 fú là phúc phận, phúc lộc. Lâm 临 lín có nghĩa là đến, tới. Môn 门 mén có nghĩa là cửa. Thông qua giải thích nghĩa của từng từ chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của cả bốn chữ, “ngũ phúc lâm môn” có nghĩa đen là năm cái phúc cùng đến cửa, nghĩa bóng có thể hiểu là niềm mong ước sẽ có nhiều phước, lộc đến với gia đình mình. 
Nhưng điều quan trọng là năm cái phúc mà người ta luôn mong đến với gia đình mình là gì? Đó chính là 长寿 chángshòu trường thọ, 富贵 fúguì phú quý, 康宁 kāngníng an khang, 好德 hǎodé hảo đức và 善终 shànzhōng thiện chung. 
• 长寿 chángshòu trường thọ: Trường có nghĩa là dài, thọ chính là tuổi thọ. Như vậy trường thọ chính là số mệnh tốt, không chết non, chết trẻ, mà trái lại sống lâu, bách niên giai não.
• 富贵 fúguì phú quý: Từ phú trong phú hộ, chỉ sự giàu có, sung túc, quý là quý giá. Phú quý xuất hiện trong ngũ phúc với ý nghĩa mong ước một cuộc sống vật chất đầy đủ, tiền tài dư giả, có địa vị trong xã hội.
• 康宁 kāngníng an khang: Khang chính là chỉ sự khỏe mạnh. An khang là mong ước của con người có sức khỏe dồi dào, không bệnh tật.
• 好德 hǎodé hảo đức: Hảo là tốt, đức là đạo đức. Hảo đức chính là chỉ phần tâm của con người, một tâm hồn nhân hậu, hướng thiện. Trong ngũ phúc hảo đức chính là cái phúc quan trọng nhất. bởi suy cho cùng phúc là kết quả mà đức tạo ra, tạo đức rồi mới có phúc. Chính vì vậy một người giữ được cho tâm mình trong sáng, hướng thiện, nhân hậu, là người có phúc.
• 善终 shànzhōng thiện chung: Đây là một loại phúc rất đặc biệt. thiện chung có nghĩa là một người có thể nhẹ nhàng, thanh thản, không ốm đau về thể xác, không dằn vặt về nội tâm mà ra đi, không vướng bận chuyện nhân gian.
 
ngũ phúc lâm môn 1

Ngũ phúc này là một chỉnh thể trọn vẹn, không thể thiếu đi dù chỉ một cái. Có người sinh ra giàu có nhưng bản mệnh ngắn, không thể hưởng thụ cuộc sống, hay có người tiền đầy nhà nhưng tình không đầy tim, luôn sống ích kỉ thì cũng không thể hạnh phúc. Lại có người sống lâu nhưng lại chìm trong sự nghèo khó hay bệnh tật thì cũng không được coi là có đủ ngũ phúc. Chính vì vậy ngũ phúc mới là niềm mong ước của rất nhiều người. 

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

Chữ Đức trong tiếng Trung Quốc

Tìm hiểu về chữ Đức 德 dé trong tiếng Trung
“Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.”
Dù bạn là một dân học tiếng Trung chính hiệu hay đơn giản chỉ là mới tiếp xúc với Hán tự, chắc chắn không thể không biết câu thơ kinh điển để nhớ chữ đức (德) này. Với câu thơ lục bát này, bạn có thể rất dễ dàng nhớ cách viết cũng như thứ tự các nét của chữ đức, thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi liệu rằng ý nghĩa sâu xa của nó liệu có đơn giản như cách viết, cách nhớ? Vậy thì hôm nay, Trung tâm tiếng Trung Ánh Dương sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về thêm về chữ đức (德) tưởng chừng như đã rất quen thuộc này nhé! 

Ý nghĩa của chữ đức 德 

Chữ đức trong tiếng Trung là 德 dé, âm Hán Việt là “đức”, ý nghĩa chỉ đạo đức, phẩm hạnh, phẩm chất, tấm lòng.
Chữ đức được tạo thành từ năm bộ thủ: bộ xích (bộ chim chích) (彳), bộ thập ( 十) , bộ mục(目), bộ nhất( 一) và bộ tâm(心). Chính vì vậy chữ đức (德) hoàn toàn có thể được hiểu khi chúng ta phân tích ý nghĩa của các bộ thủ. 
Bộ xích (彳): ý chỉ những bước chân chậm rãi, từ từ, thỏng thả, trường kì. Bộ xích trong chữ đức có thể hiểu là muốn rèn “đức” hay bất kì một phẩm chất nào cũng vậy cũng cần có thời gian rèn luyện, phải tích lũy từng chút từng chút, không phải một bước mà thành.
Bộ thập (十): với nghĩa đen là mười. Tuy nhiên, có thể hiểu rộng ra là sự đầy đủ, trọn vẹn, thập toàn thập mỹ, mười phân vẹn mười, ngoài ra chữ thập cũng ngụ ý là thế giới mười phương, bốn phương tám hướng. Bộ thập xuất hiện trong chữ đức với ý nghĩa là dù ở đâu, ở phương nào cũng cần dùng đạo đức, đức hạnh để đối xử với người khác.
Bộ mục (目): nghĩa là mắt, ý nói người có đức là người có con mắt tinh tường, có thể phân biệt thị phi, đúng sai, thật giả.
Bộ nhất (一): có nghĩa là một. Nhiều người cho rằng chữ nhất nghĩa là số 1 nên nó đơn giản nhất, thế nhưng trên thực tế bộ nhất khi đặt vào chữ đức lại có ý tổng thể, toàn bộ, ngụ ý người có đức là người biết lấy đại cục làm trọng, không tư lợi.
Bộ tâm (心): có nghĩa là tâm. Hiển nhiên rằng một người muốn tu dưỡng đạo đức thì phải tu dưỡng nội tâm. Tâm là tâm hồn, là tấm lòng, là cái bên trong chân thật nhất của của con người. Một người có đức chính là một người có tâm.
Có thể nói, chữ “đức” của một con người ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời của người đó. Bởi “có tài mà không có đức làm việc gì cũng khó”. Chữ đức ít nhiều ảnh hưởng đến sự hạnh phúc của con người. Lão tử cũng đã từng nói
万物莫不尊道而贵德/ Wànwù mòbù zūn dào ér guì dé
(vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quý đức) 
Có nghĩa là muôn vật đều tôn trọng đạo và quý trọng đức.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019

Tri nhân, tri diện, bất tri tâm

Chào các bạn, trong bài viết hôm nay, mời bạn cùng Tiếng Trung Ánh Dương tìm hiểu về một câu tục ngữ Trung Quốc rất nổi tiếng đó là “Tri nhân tri diện bất tri tâm” 知人知面不知心 zhīrénzhīmiàn bùzhīxīn
“Tri nhân tri diện bất tri tâm” nghĩa là gì?
Câu tục ngữ “tri nhân tri diện bất tri tâm” (知人知面不知心 / zhīrénzhīmiàn bùzhīxīn) có thể giải thích như sau:
- 知人 – tri nhân: biết, quen biết một người
- 知面 – tri diện: biết mặt, diện mạo bên ngoài
- 不知心 – bất tri tâm: không biết lòng
“Tri nhân tri diện bất tri tâm” có nghĩa là “Biết người, biết mặt, không biết lòng” – rất đơn giản để ta có thể quen biết một người nào đó, nhưng để hiểu được nội tâm, bản chất thật sự của người đó thì vô cùng khó khăn. 
Xem thêm bài học: Cao sơn lưu thủy, tri kỉ khó tìm

 tri nhân tri diện bất tri tâm 01
Câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta khi quen biết một người, rất khó để nắm bắt được nội tâm của người đó, có thể những gì mà chúng ta thấy bên ngoài không hoàn toàn biểu hiện được bản chất thật sự của người đó, cũng khuyên người ta đừng vội cho rằng mình đã hiểu rõ một người khi chỉ nhìn thấy những gì mà người đó thể hiện ra bên ngoài.
Ngày nay, qua quá trình phát triển của ngôn ngữ, cụm từ “tri nhân tri diện bất tri tâm” cũng được dùng để chỉ những kẻ gian xảo, âm hiểm, hung ác,…

 
“Tri nhân tri diện bất tri tâm” trong văn học
Tục ngữ “tri nhân tri diện bất tri tâm” được sử dụng rất nhiều trong văn học Trung Quốc.
Trong “Hồng Lâu Mộng” hồi 11, tác giả Tào Tuyết Cần đã sử dụng cụm từ này để nói về Giả Thụy – một kẻ “vốn người không đứng đắn, chỉ thích lợi, khi ở trong trường hắn thường hay mượn việc công làm việc tư, hạch sách đám học trò phải mời hắn ăn uống”:
“贾瑞听了,身上已木了半边,慢慢的走着,一面回过头来看。
凤姐儿故意的把脚放迟了,见他去远了,心里暗忖道:“这才是‘知人知面不知心’呢。那里有这样禽兽的人?他果如此,几时叫他死在我手里,他才知道我的手段!”
“Jiǎ ruì tīngle, shēnshang yǐ mùle bànbiān, màn man de zǒuzhe, yīmiàn huí guòtóu lái kàn. Fèngjiě er gùyì de bǎ jiǎo fàng chíle, jiàn tā qù yuǎnle, xīnlǐ àn cǔn dào:“Zhè cái shì ‘zhīrén zhī miàn bùzhī xīn’ ne. Nà li yǒu zhèyàng qínshòu de rén? Tā guǒ rúcǐ, jǐshí jiào tā sǐ zài wǒ shǒu lǐ, tā cái zhīdào wǒ de shǒuduàn!”
(Giả Thụy nghe xong, tê tái cả người, đi chầm chậm rồi cứ quay đầu lại nhìn. Phượng Thư cố ý đi thong thả. Thấy hắn đi xa rồi, trong bụng nghĩ: “Thế mới là: Biết người, biết mặt, không biết lòng. Đâu lại có hạng người chó má như thế! Nếu vậy có lúc nó phải chết với ta cho nó biết tay!”)
Hay trong vở kịch “Ma Hợp La” của Trương Khổng Lục:“你知道我是甚么人?便好道:画虎画皮难画骨,知人知面不知心。” “Nǐ zhīdào wǒ shì shénme rén? Biàn hǎo dào: Huà hǔ huàpí nán huà gǔ, zhīrén zhī miàn bùzhī xīn.”
(Ngươi biết ta là người như thế nào sao? Vẽ da vẽ hổ khó vẽ xương, biết người biết mặt không biết lòng)
Trong “Thủy Hử Truyện” hồi 45 cũng có nhắc đến tục ngữ này:
“杨雄 听了,心中火起,便骂道:‘画龙画虎难画骨,知人知面不知心’。”“Yángxióng tīngle, xīnzhōng huǒ qǐ, biàn mà dào:‘Huà lóng huà hǔ nán huà gǔ, zhīrén zhī miàn bùzhī xīn’.”
(Dương Hùng nghe xong, trong lòng tức giận, nói: “Vẽ da vẽ hổ khó vẽ xương, biết người biết mặt mà không biết lòng”)
Ở Việt Nam có một câu nói hàm ý tương phản với “tri nhân tri diện bất tri tâm”, đó là “trông mặt mà bắt hình dong”, nghĩa là để biết một người là người như thế nào, chỉ cần nhìn gương mặt, hình thức bên ngoài hay cách ăn mặc của người đó.

Giáo trình Hán ngữ quyền 1 (bài 1)

Chào mừng các bạn đến với chuỗi bài học tiếng Trung cho người mới học của Tiếng Trung Ánh Dương. Những bài học tiếng Trung cho người mới học này sẽ dựa trên các bài học của giáo trình Hán ngữ 1, trong đó Tiếng Trung Ánh Dương sẽ đi sâu và hướng dẫn từng mục trong bài kèm các tình huống giao tiếp mở rộng hay cách sử dụng từ vựng cụ thể. Ngày hôm nay chúng ta sẽ làm quen với bài 1 你好!“Nǐ hǎo ” trong giáo trình Hán ngữ 1. 

Khi bắt đầu học tiếng Trung, bạn cần phải nắm vững cách đọc bảng chữ cái tiếng Trung hay bảng phiên âm tiếng Trung. Điều này rất quan trọng bởi đó là nền tảng cho bạn khi tiếp tục học những bài sau đó. Tiếng Trung Ánh Dương khuyên bạn nên học đầy đủ 5 bài học đầu tiêntrong chuỗi các bài học tiếng Trung cho người mới học này để trang bị cho mình những kiến thức tiếng Trung cơ bản nhất. Trong mỗi bài học sẽ có video kèm theo giải thích cách nhớ từ vựng, file pdf tập viết, video hướng dẫn phát âm và cả tài liệu pdf của bài học để bạn lưu lại khi cần ôn tập. Bản pdf bài học được đặt ở cuối bài học bạn để các bạn có thể download.
Bài này bao gồm 5 phần: 

1. Từ mới

Để có thể hiểu rõ hơn về bài khóa trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu phần từ mới. Ngày hôm nay chúng ta sẽ làm quen với 11 từ mới: 
- 你 (代) nǐ: anh, chị, bạn, ông, bà….
- 好 (形) hǎo: tốt, đẹp, hay, ngon….
- 一 (数) yī:  số 1
- 五 (数) wǔ: số 5
- 八 (数) bā: số 8
- 大 (形) dà: to, lớn
- 不 (副) bù: không, chẳng
- 口 (名) kǒu: miệng, nhân khẩu
- 白 (形) bái: trắng
- 女 (形) nǚ: nữ, phụ nữ.
- 马 (名) mǎ: con ngựa 
Hướng dẫn nhớ nhanh chữ Hán bài 1
- 你 (nǐ): bạn, anh, chị, ông, bà…
Bên trái có bộ nhân đứng chỉ người, bên phải có bộ mịch ở trên là dải lụa, có bộ tiểu ở dưới nghĩa là nhỏ bé. Vậy người mà chơi với ta từ bé, quấn chung 1 dải lụa thì gọi là bạn
Trong tiếng Trung ta không phân biệt vai vế xã hội, huyết thống, độ tuổi nên đối phương người mà nói chuyện với bạn đều được gọi là 你 (nǐ)  
 (hǎo): tốt, đẹp
Đây là một chữ rất đẹp trong tiếng Hán, nó được kết gắn bởi bộ nữ bên phải và chữ tử là người con ở bên trái. Ý nghĩa vẻn vẹn trong câu chúc mẹ tròn con vuông trăm sự tốt lành.
Khi ta ghép 2 chữ 你好 (nǐhǎo)  ta được một lời chào hỏi: Chào bạn! Xin chào!
Trong bài đầu tiên này ta cũng làm quen với 3 con số: 
- Số 1 là 一 (yī)   âm hán việt là nhất. 
- Số 5: 五 (wǔ)  âm hán việt là ngũ. Chữ ngũ này khá giống người đang bó gối ngồi câu. 
- Số 8: 八 (bā ), người Trung Quốc rất thích con số tài lộc này, vì nó có âm giống với chữ fa nghĩa là phát tài phát lộc.
- 大 (dà): to lớn (một người giang tay giang chân ôm trọn cả giang sơn nhìn thật to lớn và vĩ đại) 
 (bù): không, chẳng
Dùng trong câu phủ định, thường đứng trước động từ và tính từ.
Ví dụ:
不大: búdà,
不好: bùhǎo 
Đối với từ bù  ta sẽ có cách biến đổi thanh điệu thành thanh 2 khi nó đi cùng thanh 4
Ví dụ:
不大: búdà,
不去: búqù,
不谢: búxiè 
- 白: (bái):  màu trắng.
Bên trên là dấu phầy, bên dưới là chữ nhật. Nội trong 1 ngày tóc đã bạc trắng.
 (nǚ): nữ, phụ nữ.
Trung Quốc thời xưa là một nước bị tư tưởng phong kiến đè nặng, tư tưởng trọng nam khinh nữ ăn sâu ăn mòn vào cả con chữ của họ. Trong quá trình học các bạn sẽ thấy bộ nữ này xuất hiện nhiều trong những từ mang nghĩa xấu, bần hèn. Tuy nhiên trong bài 1 ta được gặp từ hǎo là một trong số ít từ mang nghĩa trung lập hoặc mang nghĩa đẹp.
Các bạn tải file hướng dẫn luyện viết chữ bài 1 tại link dưới đây, sau đó in ra luyện viết:
https://tiengtrunganhduong.com/file-luyen-viet-chu-han-theo-giao-trinh-han-ngu.htm

2. Bài khóa

Trong bài khóa ngày hôm nay chúng ta cùng học cách chào hỏi người khác. Cùng đọc lớn hội thoại ngày hôm nay nhé!
A: 你好!
     Nǐ hǎo!
B: 你好!
     Nǐ hǎo!
你好 là cách chào phổ biến khi mình gặp một người quen hay người mới lần đầu gặp. mình có thể dùng cách chào hỏi này cho tất cả các buổi trong ngày, mà không cần phải phân ra buổi sáng buổi trưa hay buổi tối. Nếu muốn chào theo các buổi như thế thì trong tiếng Hán cũng có các cách chào: 
早上好: Zǎoshang hǎo (Chào buổi sáng)
下午好: Xiàwǔ hǎo (Chào buổi chiều)
晚上好: Wǎnshàng hǎo (Chào buổi tối)
Trong tiếng Trung khi bạn dùng 您好 Nín hǎo là khi bạn muốn chào một người lớn tuổi hơn, một người bạn cảm thấy cần sự kính trọng hay một người có địa vị chức sắc trong xã hội.
您好! Nín hǎo! Chào ngài (bác, ông, bà…)!
Trong bài chào hỏi ngày hôm nay chúng tôi cũng giới thiệu cho các bạn cách chào hỏi và tạm biệt được sử dụng trong lớp học.
A. 同学们好!
Tóngxuémen hǎo!
(Xin chào các em!) 
B. 老师好!
Lǎoshī hǎo!
(Chúng em chào cô, thầy!) 
A. 同学们再见。
Tóngxuémen zàijiàn
(Tạm biệt các em) 
B. 老师再见。
Lǎoshī zàijiàn.
(Tạm biệt thầy, cô) 
Xem thêm video hướng dẫn tự học bài 1 giáo trình hán ngữ 1

3. Ngữ âm

Như bài nhập môn tiếng Hán đã giới thiệu về cấu tạo tiếng Hán bao gồm thanh mẫu+vận mẫu+thanh điệu. Ngày hôm nay chúng ta sẽ làm quen với bốn tổ thanh mẫu, 6 vận mẫu đơn và 4 vận mẫu đôi cùng 4 thanh điệu chính. Xin mời các bạn cùng mở trang số 2 giáo trình hán ngữ 1.
Các bạn tham khảo thêm video hướng dẫn học phát âm tiếng Trung 
• Thanh mẫu
a. Âm môi: b, p, m.
Đối với âm b: đây là âm 2 môi, tắc trong, không bật hơi. Hai môi khép chặt, khoang miệng chứa đầy hơi, hai môi bật mở nhanh khiến luồng hơi bên trong bật ra ngoài, thường gọi là âm “không bật hơi”.
Âm p: Âm 2 môi, tắc trong, bật hơi. Vị trí cấu âm giống âm b
Âm m: Âm 2 môi mũi, không bật hơi, hai môi khép. Khi phát âm, hai môi khép, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống luồng khí theo khoang mũi ra ngoài.
b. Âm môi răng: f
Răng trên tiếp xúc với môi dưới, luồng hơi ma sát thoát ra ngoài.
c. Âm đầu lưỡi giữa: d, t, n, l
Âm d và t có vị trí cấu âm giống nhau đều để đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, khoang miệng trữ hơi rồi đầu lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi đột ngột ra ngoài. Tuy nhiên điểm khác là âm t bật hơi.
Âm đầu lưỡi mũi “n”, khi phát âm đầu lưỡi chạm vào lợi trên, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống, khoang mũi mở,
Âm bên, đầu lưỡi, mũi “l”: đầu lưỡi chạm vào lợi trên, so với âm n lùi về phía sau nhiều hơn, luồng hơi theo hai bên đầu lưỡi ra ngoài.
d. Âm cuống họng: g, k, h
Âm g và k có vị trí cấu âm giống nhau: đưa phần cuống lưỡi lên cao sát ngạc mềm. Âm k bật hơi.
Âm h khi bật hơi thì cuống lưỡi tiếp xúc với ngạc mềm.
• Vận mẫu
a. Vận mẫu đơn: 
a: miệng mở rộng, lưỡi ở vị trí thấp, môi không tròn
o: độ mở miệng vừa phải. lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi tròn.
e: độ mở miệng vừa phải, lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi không tròn.
i: miệng hé, môi dẹt, lưỡi ở vị trí cao, tiến về phía trước
u: miệng hé, môi tròn, lưỡi ở vị trí cao, nghiêng về phía sau.
ü:  vị trí lưỡi giống như i nhưng cần tròn môi tròn, độ mở cửa miệng gần giống như âm u
b. Vận mẫu đôi: ai, ei, ao, ou
Các vận mẫu đôi các bạn nên chú ý đến độ dài của âm.
• Thanh điệu: trong tiếng Hán chúng ta có 4 thanh điệu chính là thanh 1, thanh 2, thanh 3, thanh 4 và 1 thanh phụ là thanh nhẹ.

 thanh điệu trong tiếng hán
- Thanh một là thanh vang nhất, cao nhất và kéo dài 1 chút, nó đứng ở vị trí nấc thanh thứ 5.
- Thanh 2 được bắt đầu từ nấc thứ 3 lên nấc thứ 5. Người học không gặp khó khăn trong thanh này.
- Thanh 3 được coi là thanh có nhiều người mắc sai nhất, đặc biệt là người Việt. Có lẽ bởi dĩ mọi người lầm tưởng nó giống dấu hỏi trong tiếng việt. Tuy nhiên nếu như dấu hỏi cũng có điểm xuất phát từ nấc thang 2 như thanh 3 nhưng lại có điểm kết ở nấc thang số 1 trong khi thanh 3 sau khi đi đến nấc thang số 1 lại đi tiếp lên nấc thang số 4.
- Thanh 4 là thanh dễ nhầm lẫn với thanh 1, nếu bạn đọc thanh 1 chưa đủ cao chưa đủ dài thì rất có thể âm đó sẽ có thanh điệu là thanh 4. Thanh 4 là thanh đi từ nấc thang 5 xuống nấc thang 1 nên rất nhanh và dứt khoát.
- Thanh nhẹ là một thanh phụ, nó không có âm điệu cụ thể, cũng như thanh điệu rõ ràng.
Các bạn học và luyện đọc phát âm trong bài 1 tại video dưới đây: 

4. Chú thích

a. Biến điệu thanh 3:
Khi hai thanh 3 đứng cạnh nhau, ta chuyển đổi thanh 3 đầu tiên sang thanh hai để giúp người đọc dễ dàng trong phát âm.
Ví dụ: nǐhǎo, měihǎo, kěyǐ, fǔdǎo
Âm tiết và chữ Hán
Chữ Hán là hình thức văn tự của tiếng Hán, mỗi âm tiết có thể được viết bởi 1 hoặc nhiều chữ Hán. 

5. Bài tập

- Các bạn nghe Mp3 và đọc theo bài luyện tập số 1 tới bài số 4 trang 10 và 11 GT Hán ngữ 1
- Trong phần bài tập này các bạn sẽ ôn lại cách ghép thanh âm vận mẫu và thanh điệu. Ngoài ra cuối mỗi bài đều có những bài luyện chữ mẫu giúp các bạn có thể viết đúng thứ tự và đúng nét.
- Bạn có thể làm bài tập trắc nghiệm sau khi học thuộc bài 1 tại đây: Trắc nghiệm bài 1 giáo trình hán ngữ 1
Link tải File pdf bài học số 1, giáo trình hán ngữ 1: 
Cảm ơn các bạn đã theo dõi chuỗi bài học của chúng tôi。Chúc các bạn học tập tiếng Trung vui vẻ!