Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Món ăn truyền thống của người Trung Quốc

Các món ăn truyền thống của người Trung Quốc trong ngày lễ

Nền ẩm thực Trung Hoa vô cùng đa dạng và đặc sắc. Trung Quốc cũng có rất nhiều ngày lễ truyền thống, mỗi một ngày lễ đều có lịch sử lâu đời và bao hàm ý nghĩa văn hóa đặc biệt. Mỗi một ngày lễ lại đi kèm với một món ăn ngon. Hãy cùng Tiếng Trung Ánh Dương tìm hiểu xem người Trung Quốc ăn gì trong các ngày lễ, dịp đặc biệt trong năm nhé

1. Món ăn ngày Tết


Tết âm lịch là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của người Trung Quốc. Người Trung Quốc đón Tết âm lịch nhà nhà đều tổ chức các hoạt động đón năm mới, trong đó ẩm thực là một trong những nội dung quan trọng. Những món ăn truyền thống của Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch thường bao gồm:

Cơm tất niên

Vào đêm giao thừa người Trung Quốc sẽ một nhà đoàn viên cùng nhau ăn bữa cơm tất niên. Các thành viên trong gia đình không phân già trẻ lớn bé đều cùng nhau ăn cơm, những thành viên ở nhà nhất định phải đợi đến khi cả nhà đến đông đủ mới có thể đụng đũa, và cũng phải chuẩn bị bát đũa cho cả những thành viên chưa thể về nhà, để tượng trưng cho gia đình đoàn viên. 

Cơm tất niên nên ăn chậm, mỗi món ăn đều phải ăn một miếng. Có vài món ăn không thể thiếu được trong các bữa cơm tất niên, vì nó mang ý nghĩa may mắn, cát tường như: 长年菜 /chángnián cài/: rau trường niên (cải bẹ xanh) phải ăn từng cọng từng cọng một từ đầu đến cuối như vậy thì đầu năm mới có thể lâu dài; 菜头 :/cài tóu/:củ cải, biểu thị điềm tốt lành; 全鸡 /quán jī/: gà để nguyên con, tượng trưng cho cả nhà hạnh phúc ( vì 鸡 /jī/ và 家 /jiā/ phát âm gần giống nhau); ăn cá viên, tôm viên, thịt viên mang ý nghĩa thi đậu tam nguyên (trạng nguyên, hội nguyên, giải nguyên). Trên bàn ăn duy nhất có cá là không được ăn, để biểu thị ý nghĩa 年年有余/ niánnián yǒuyú/: năm này qua năm khác đều dư dả, vì 鱼 /yú/ (cá) đồng âm với 余 /yú/(dư thừa).

饺子 /jiǎo·zi/: Bánh chẻo

Hầu hết các gia đình người Trung Quốc ở miền bắc vào mùng 1 tháng Giêng đều ăn bánh chẻo. Bữa bánh chẻo này khác với những bữa bánh chẻo khác trong năm. Bữa bánh chẻo này phải được gói xong trong đêm giao thừa, đến 12 giờ đêm mới mang ra ăn. Ăn bánh chẻo với ý nghĩa đón thêm một tuổi mới. Phong tục này bắt đầu từ đầu thời nhà Minh. Tờ mờ sáng mùng Một, các gia đình người miền bắc Trung Quốc đều ăn bánh chẻo, để đón may mắn cát tường, người miền Bắc thường bỏ tiền xu, đường, lạc, táo(một dạng táo giống như táo tàu) và hạt dẻ,... gói lại cùng với nhân thịt. Người ăn phải tiền xu, tượng trưng cho năm mới phát tài, người ăn phải đường tượng trưng cho những ngày tháng của năm sau sẽ càng thêm ngọt ngào, vui vẻ; người ăn phải nhân lạc tượng trưng cho an khang trường thọ,...

年糕 /nián gāo/ hay còn gọi là 黏糕: Bánh Tổ

Bánh dùng bột gạo nếp và bột hạt kê làm thành, ngụ ý sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Theo tiếng Trung, 糕 /gāo/ là bánh, 黏 /nián/ là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Đây là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Trung Quốc, nó tượng trưng cho sự gắn bó và tình yêu thương bền vững của người thân trong gia đình.



Lịch sử ra đời của Tam Tự Kinh

1, Lịch sử ra đời của Tam Tự Kinh


Về năm sáng tác và lai lịch tác giả của <Tam tự kinh> có nhiều cách nói khác nhau, tuy nhiên đại đa số các học giả đời sau đều thiên về ý kiến, đó là "Tam Tự Kinh được viết bởi nhà nho thời Tống tên là Vương Bá Hậu tiên sinh (tức Vương Ứng Lân), và được sử dụng làm tài liệu cho việc giáo dục tại gia", vì muốn nâng cao chất lượng giáo dục cho lớp con em Vương Ứng Lân đã biên soạn ra các bài vè tổng hợp kinh, sử, tử, tập (cách phân loại sách vở thời xưa: Kinh điển, Lịch sử, Chư tử, Văn tập)

Vương Ứng Lân là người Nam Tống, trong nguyên tác của Tam tự kinh, phần lịch sử chỉ dừng lại ở triều Tống. Theo dòng chảy của lịch sử, để thể hiện sự đổi thay của thời đại, các triều đại đều không ngừng bổ sung thêm vào Tam tự kinh, Hạ Hưng Tư ( thời vua Đạo Quang triều Thanh) đã bổ sung thêm 24 câu về lịch sử 3 triều đại Nguyên, Minh, Thanh.

2, Ý nghĩa, ứng dụng của Tam tự kinh


Trong những kinh thư Trung Quốc cổ đại, Tam Tự Kinh là đơn giản và dễ đọc nhất. Phạm vi của nó bao trùm cả văn học, lịch sử, triết học, thiên văn, địa lý, luân thường đạo lý và những nhân tố đạo đức. Hơn nữa, nội dung phong phú, thú vị và truyền cảm. Những đoạn thơ ngắn và đơn giản, dưới hình thức 3 chữ, vì thế chúng rất thích hợp để đọc miệng. Khi một đứa trẻ đọc Tam Tự Kinh, chúng sẽ học được những lễ nghi xã hội, tiếng Trung và văn học, các sự kiện lịch sử. Vì những phẩm chất này, Tam Tự Kinh luôn là văn thư đầu tiên được chọn khi bắt đầu giáo dục nghi thức cho trẻ.

Tam Tự Kinh được chia thành 44 mục, mỗi mục với 4 đoạn (8 câu). Mỗi mục chứa các phần văn bản, từ vựng và phần giải nghĩa văn bản, câu hỏi thảo luận, câu chuyện và viết nhận thức. Với những người học tiếng Trung, mỗi một ký tự hay thuật ngữ trong phần văn bản đi cùng với những ngữ âm Trung Hoa để giúp đánh vần và cũng được chú thích trong phần từ vựng. Các đoạn được giải thích để người đọc có thể hiểu nghĩa. Sau đó, các câu hỏi thảo luận được dùng để hướng dẫn người học nghĩ sâu thêm về văn bản và củng cố sự hiểu biết của mình về đề tài của mục. Ngoài những đoạn, một hay hai câu chuyện liên quan được trình bày, giới thiệu nền tảng của những sự kiện và nhân vật lịch sử, khuyến khích những suy nghĩ phê bình, và giúp việc giáo dục đạo đức được dễ dàng hơn. Đoạn viết phản ánh cung cấp một vài câu hỏi hướng dẫn để học trò thể hiện tư tưởng và quan điểm của chúng khi viết.

Tam Tự Kinh dễ nhớ, nội dung giáo dục phong phú trên nhiều lĩnh vực, nên đã được sử dụng rộng rãi từ triều Tống. Nó không chỉ rèn luyện sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc truyền thống, mà còn đảm bảo cho học trò những mô hình để đi theo và cách ứng xử trước những tình huống mà chúng có thể gặp sau này trong cuộc sống.
 

B. Bản hoàn chỉnh tam tự kinh pdf (tam tự kinh full)

Tiếng Trung Ánh Dương tổng hợp và giới thiệu tới các bạn bản Tam Tự Kinh đầy đủ bao gồm phiên âm và nghĩa Hán Việt. Các bạn có thể tải về tại các link bên dưới
Link mediafire:

Link google drive:

Dưới đây là một số câu trích trong phần đầu của Tam Tự Kinh. Để tìm hiểu về ý nghĩa từng câu trong Tam Tự Kinh, các bạn xem thêm các bài viết về Tam Tự Kinh giải nghĩa của Tiếng Trung Ánh Dương. 

Tiếng TrungPhiên âmHán Việt
人之初Rén zhī chūNHÂN CHI SƠ 
性本善xìng běnshànTÍNH BẢN THIỆN 
性相近xìng xiāngjìnTÍNH TƯƠNG CẬN 
习相远xíxiāngyuǎnTẬP TƯƠNG VIỄN 
苟不教gǒu bù jiàoCẨU BẤT GIÁO 
性乃迁xìng nǎi qiānTÍNH NÃI THIÊN 
教之道jiàozhī dàoGIÁO CHI ÐẠO 
贵以专guì yǐ zhuānQUÝ DĨ CHUYÊN 
昔孟母xī mèng mǔTÍCH MẠNH MẪU 
择邻处zé lín chùTRẠCH LÂN XỬ 
子不学zi bù xuéTỬ BẤT HỌC 
断机杼duàn jīzhùÐOẠN CƠ TRỬ 
窦燕山dòu yànshānÐẬU YÊN SƠN 
有义方yǒu yì fāngHỮU NGHĨA PHƯƠNG 
教五子jiào wǔzǐGIÁO NGŨ TỬ 
名俱扬míngjù yángDANH CÂU DƯƠNG 
养不教yǎng bù jiàoDƯỠNG BẤT GIÁO 
父之过fǔ zhīguòPHỤ CHI QUÁ 
教不严jiào bù yánGIÁO BẤT NGHIÊM 
师之惰shī zhī duòSƯ CHI ÐỌA 
子不学zi bù xuéTỬ BẤT HỌC 
非所宜fēi suǒ yíPHI SỞ NGHI 
幼不学yòu bù xuéẤU BẤT HỌC 
老何为lǎo hé wèiLÃO HÀ VI 
玉不琢yù bù zuóNGỌC BẤT TRÁC 
不成器bùchéngqìBẤT THÀNH KHÍ 
人不学rén bù xuéNHÂN BẤT HỌC 
不知义bùzhī yìBẤT TRI NGHĨA
为人子wéirén zǐVI NHÂN TỬ 
方少时fāng shǎoshíPHƯƠNG THIẾU THỜI
亲师友qīn shī yǒuTHÂN SƯ HỮU 
习礼仪xí lǐyíTẬP LỄ NGHI 
香九龄xiāng jiǔ língHƯƠNG CỬU LINH 
能温席néng wēn xíNĂNG ÔN TỊCH 

C. Luyện nghe và luyện viết Tam Tự Kinh
Mời các bạn cùng luyện nghe và tập đọc theo Tam Tự Kinh qua video



Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Tìm hiểu ý nghĩa cụm từ soái ca trong tiếng Trung

Soái ca là gì? Soái ca bắt nguồn từ chữ 帅哥 trong tiếng Trung đọc là shuài gē (soai cưa). Shuài âm Hán Việt là soái có nghĩa là đẹp, gē âm Hán Việt là “ca”, 2 chữ shuài gē soái ca có nghĩa là anh chàng đẹp trai. Một cách dễ nhớ khác, từ 帅哥 nói về một hình tượng đẹp trai, lịch lãm có cách phiên âm là shuài gē và có cách đọc là “soai cưa” gần giống với soái ca trong tiếng Việt. Cụm từ soái ca thường gặp nhiều trong các truyện ngôn tình Trung Quốc với những cái tên tiêu biểu như An Dĩ Phong, Hà Dĩ Thâm, Cảnh Mạc Vũ
Bên cạnh từ soái ca, trong tiếng Trung cũng có rất nhiều từ vựng dùng để mô tả một người đẹp trai, giàu có, phong lưu, anh tuấn tiêu sái. Chúng ta cùng học từ vựng tiếng Trung về chủ đề vô cùng thú vị “soái ca” này nhé
  • 帅哥 /shuài gē/: soái ca, trai đẹp
    - 高富帅 /gāo fù shuài/: cao phú soái (cao ráo, giàu có, đẹp trai)
    - 玉树临风 /yù shù lín fēng/: ngọc thụ lâm phong (chỉ người có phong độ, phong lưu phóng khoáng)
    - 360度无死角 /360 dù wú sǐ jiǎo/: 360 độ không góc chết
    - 妈呀,帅呆了 / mā yā ,shuài dāi le/: má ơi đẹp trai quá!
    - 英俊潇洒 /yīng jùn xiāo sǎ/: anh tuấn tiêu sái
    - 小鲜肉 /xiǎo xiān ròu/: tiểu thịt tươi (tên gọi mà truyền thông dùng để gọi các bạn nam thần trẻ tuổi đẹp trai và đang nổi)
    - 帅大叔 /shuài dà shū/: soái đại thúc (chỉ những người đàn ông đã lớn tuổi nhưng vẫn đẹp trai, từ này cũng được dùng phổ biến trong giới truyền thông)
    - 风流倜傥 /fēng liú tì tǎng/: phong lưu phóng khoáng
    - 品貌非凡 /pǐn mào fēi fán/: phẩm mạo phi phàm ( nhân phẩm và tướng mạo phi phàm)
    - 俊美 /jùn měi/: tuấn mĩ, tuấn tú; khôi ngô
    - 风度 /fēng dù/: phong độ
    - 才貌双全 /cái mào shuāng quán/: tài mạo song toàn
    - 风流才子 /fēng liú cái zǐ/: phong lưu tài tử
    - 君子好逑 /jūn zǐ hǎo qiú/: quân tử hảo cầu
    - 帅气 /shuài qì/: đẹp trai
    - 妖孽 /yāo niè/: yêu nghiệt (đẹp đến mức không phải người nữa rồi !!!)
    - 男神 /nán shén/: nam thần
    - 国民男神 /guó mín nán shén/ : nam thần quốc dân
    - 暖男 /nuǎn nán/: chàng trai ấm áp
    - 阳光男孩 /yáng guāng nán hái /: chàng trai ánh mặt trời (ấm áp và tỏa nắng)
    - 酷 /kù/: cool ngầu
    - 五官端正 /wǔ guān duān zhèng/: ngũ quan, đường nét cân đối
    - 白马皇子 /bái mǎ huáng zǐ/: bạch mã hoàng tử
    - 八块腹肌小哥 /bā kuài fù jī xiǎo gē/: anh zai tám múi
    - 六块腹肌小哥 / liù kuài fù jī xiǎo gē/: anh zai sáu múi
    - 长腿欧巴 /cháng tuǐ ōu bā/: oppa chân dài