1, Lịch sử ra đời của Tam Tự Kinh
Về năm sáng tác và lai lịch tác giả của <Tam tự kinh> có nhiều cách nói khác nhau, tuy nhiên đại đa số các học giả đời sau đều thiên về ý kiến, đó là "Tam Tự Kinh được viết bởi nhà nho thời Tống tên là Vương Bá Hậu tiên sinh (tức Vương Ứng Lân), và được sử dụng làm tài liệu cho việc giáo dục tại gia", vì muốn nâng cao chất lượng giáo dục cho lớp con em Vương Ứng Lân đã biên soạn ra các bài vè tổng hợp kinh, sử, tử, tập (cách phân loại sách vở thời xưa: Kinh điển, Lịch sử, Chư tử, Văn tập)
Vương Ứng Lân là người Nam Tống, trong nguyên tác của Tam tự kinh, phần lịch sử chỉ dừng lại ở triều Tống. Theo dòng chảy của lịch sử, để thể hiện sự đổi thay của thời đại, các triều đại đều không ngừng bổ sung thêm vào Tam tự kinh, Hạ Hưng Tư ( thời vua Đạo Quang triều Thanh) đã bổ sung thêm 24 câu về lịch sử 3 triều đại Nguyên, Minh, Thanh.
2, Ý nghĩa, ứng dụng của Tam tự kinh
Trong những kinh thư Trung Quốc cổ đại, Tam Tự Kinh là đơn giản và dễ đọc nhất. Phạm vi của nó bao trùm cả văn học, lịch sử, triết học, thiên văn, địa lý, luân thường đạo lý và những nhân tố đạo đức. Hơn nữa, nội dung phong phú, thú vị và truyền cảm. Những đoạn thơ ngắn và đơn giản, dưới hình thức 3 chữ, vì thế chúng rất thích hợp để đọc miệng. Khi một đứa trẻ đọc Tam Tự Kinh, chúng sẽ học được những lễ nghi xã hội, tiếng Trung và văn học, các sự kiện lịch sử. Vì những phẩm chất này, Tam Tự Kinh luôn là văn thư đầu tiên được chọn khi bắt đầu giáo dục nghi thức cho trẻ.
Tam Tự Kinh được chia thành 44 mục, mỗi mục với 4 đoạn (8 câu). Mỗi mục chứa các phần văn bản, từ vựng và phần giải nghĩa văn bản, câu hỏi thảo luận, câu chuyện và viết nhận thức. Với những người học tiếng Trung, mỗi một ký tự hay thuật ngữ trong phần văn bản đi cùng với những ngữ âm Trung Hoa để giúp đánh vần và cũng được chú thích trong phần từ vựng. Các đoạn được giải thích để người đọc có thể hiểu nghĩa. Sau đó, các câu hỏi thảo luận được dùng để hướng dẫn người học nghĩ sâu thêm về văn bản và củng cố sự hiểu biết của mình về đề tài của mục. Ngoài những đoạn, một hay hai câu chuyện liên quan được trình bày, giới thiệu nền tảng của những sự kiện và nhân vật lịch sử, khuyến khích những suy nghĩ phê bình, và giúp việc giáo dục đạo đức được dễ dàng hơn. Đoạn viết phản ánh cung cấp một vài câu hỏi hướng dẫn để học trò thể hiện tư tưởng và quan điểm của chúng khi viết.
Tam Tự Kinh dễ nhớ, nội dung giáo dục phong phú trên nhiều lĩnh vực, nên đã được sử dụng rộng rãi từ triều Tống. Nó không chỉ rèn luyện sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc truyền thống, mà còn đảm bảo cho học trò những mô hình để đi theo và cách ứng xử trước những tình huống mà chúng có thể gặp sau này trong cuộc sống.
B. Bản hoàn chỉnh tam tự kinh pdf (tam tự kinh full)
Tiếng Trung Ánh Dương tổng hợp và giới thiệu tới các bạn bản Tam Tự Kinh đầy đủ bao gồm phiên âm và nghĩa Hán Việt. Các bạn có thể tải về tại các link bên dưới
Link mediafire:
Link google drive:
Dưới đây là một số câu trích trong phần đầu của Tam Tự Kinh. Để tìm hiểu về ý nghĩa từng câu trong Tam Tự Kinh, các bạn xem thêm các bài viết về Tam Tự Kinh giải nghĩa của Tiếng Trung Ánh Dương.
Tiếng Trung | Phiên âm | Hán Việt |
人之初 | Rén zhī chū | NHÂN CHI SƠ |
性本善 | xìng běnshàn | TÍNH BẢN THIỆN |
性相近 | xìng xiāngjìn | TÍNH TƯƠNG CẬN |
习相远 | xíxiāngyuǎn | TẬP TƯƠNG VIỄN |
苟不教 | gǒu bù jiào | CẨU BẤT GIÁO |
性乃迁 | xìng nǎi qiān | TÍNH NÃI THIÊN |
教之道 | jiàozhī dào | GIÁO CHI ÐẠO |
贵以专 | guì yǐ zhuān | QUÝ DĨ CHUYÊN |
昔孟母 | xī mèng mǔ | TÍCH MẠNH MẪU |
择邻处 | zé lín chù | TRẠCH LÂN XỬ |
子不学 | zi bù xué | TỬ BẤT HỌC |
断机杼 | duàn jīzhù | ÐOẠN CƠ TRỬ |
窦燕山 | dòu yànshān | ÐẬU YÊN SƠN |
有义方 | yǒu yì fāng | HỮU NGHĨA PHƯƠNG |
教五子 | jiào wǔzǐ | GIÁO NGŨ TỬ |
名俱扬 | míngjù yáng | DANH CÂU DƯƠNG |
养不教 | yǎng bù jiào | DƯỠNG BẤT GIÁO |
父之过 | fǔ zhīguò | PHỤ CHI QUÁ |
教不严 | jiào bù yán | GIÁO BẤT NGHIÊM |
师之惰 | shī zhī duò | SƯ CHI ÐỌA |
子不学 | zi bù xué | TỬ BẤT HỌC |
非所宜 | fēi suǒ yí | PHI SỞ NGHI |
幼不学 | yòu bù xué | ẤU BẤT HỌC |
老何为 | lǎo hé wèi | LÃO HÀ VI |
玉不琢 | yù bù zuó | NGỌC BẤT TRÁC |
不成器 | bùchéngqì | BẤT THÀNH KHÍ |
人不学 | rén bù xué | NHÂN BẤT HỌC |
不知义 | bùzhī yì | BẤT TRI NGHĨA |
为人子 | wéirén zǐ | VI NHÂN TỬ |
方少时 | fāng shǎoshí | PHƯƠNG THIẾU THỜI |
亲师友 | qīn shī yǒu | THÂN SƯ HỮU |
习礼仪 | xí lǐyí | TẬP LỄ NGHI |
香九龄 | xiāng jiǔ líng | HƯƠNG CỬU LINH |
能温席 | néng wēn xí | NĂNG ÔN TỊCH |
C. Luyện nghe và luyện viết Tam Tự Kinh
Mời các bạn cùng luyện nghe và tập đọc theo Tam Tự Kinh qua video
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét