Tết Trùng cửu ở Trung Quốc
Tiếp nối chủ đề về những ngày lễ tết ở Trung Quốc, trong bài học ngày hôm nay mời bạn cùng Tiếng Trung Ánh Dương tìm hiểu về Tết Trùng Cửu của Trung Quốc và những từ vựng liên quan đến ngày lễ này nhé!
1. Nguồn gốc tết Trùng Cửu
Tết Trùng Cửu (重九节 / chóng jiǔ jié) hay còn gọi là Tết Trùng Dương (重阳节 / chóngyáng jié) là ngày lễ truyền thống của người dân Trung Quốc vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Cái tên “tết Trùng Dương” bắt nguồn từ “Kinh Dịch” của Trung Quốc. Trong “Kinh Dịch”, 6 được coi là số âm trong khi 9 được coi là số dương và là đỉnh cao nhất trong một vòng lặp, một chu kỳ. Ngày 9 tháng 9 là sự lặp lại của hai số 9, nên được gọi là “Trùng Cửu”, đồng thời cũng là hai số dương (số 9) kết hợp với nhau, nên còn được gọi là “Trùng Dương”. Còn trong quan niệm dân gian, “九九 / jiǔjiǔ” đồng âm với “久久 / jiǔjiǔ” (lâu dài, mãi mãi), hơn nữa số 9 còn là số lớn nhất trong các số, vì vậy “Trùng Cửu” còn mang ngụ ý sinh mệnh dài lâu, khỏe mạnh trường thọ.
2. Các hoạt động vào ngày tết Trùng Cửu
Trong quá trình tiếp diễn của lịch sử, tết Trùng Cửu không chỉ dung hòa nhiều yếu tố văn hóa dân gian mà còn kết hợp nhiều ý nghĩa văn hóa. Theo những tài liệu còn được bảo tồn đến ngày nay, từ thời Chiến Quốc người ta đã có phong tục leo núi và uống rượu hoa cúc vào tết Trùng Cửu. Các hoạt động vào ngày tết Trùng Cửu rất phong phú, thường bao gồm du lịch, leo núi thưởng ngoạn phong cảnh, ngắm hoa cúc, uống rượu hoa cúc,…
Người cổ đại thường có thói quen leo núi vào tết Trùng Cửu, vì vậy thời cổ đại còn gọi tết Trùng Cửu là “tết Đăng Cao”. Phong tục leo núi ngày Trùng Cửu bắt nguồn từ sự sùng bài đồi núi của người xưa
Mỗi năm vào ngày tết Trùng Cửu, các địa phương lại tổ chức hoạt động leo núi mùa thu cho người cao tuổi để trao đổi tình cảm, rèn luyện thân thể. Rất nhiều thế hệ trẻ của các gia đình cũng đưa cha mẹ, ông bà mình đi tham gia các hoạt động ở ngoại thành vào ngày này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét