Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ

Tìm hiểu về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
Hẳn là nhiều người trong chúng ta đã từng nghe qua câu nói “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” (修身, 齐家, 治国, 平天下 Xiūshēn, qí jiā, zhìguó, píng tiānxià). Đây là một câu nói của Khổng Tử trong sách Đại Học (một trong bốn cuốn Tứ thư ở Trung Quốc). Vậy thì, mời bạn cùng Tiếng Trung Ánh Dương đi vào tìm hiểu về câu nói này nhé.
“Đại Học” (大学) nguyên là một chương trong Lễ Ký, được thành sách ước trong khoảng thời gian từ thời Chiến Quốc đến thời Tần Hán, được xem là một trong những kinh sách chủ yếu của Nho gia. Còn tác giả là ai, từ trước đến nay vẫn chưa xác định rõ tuy nhiên nhiều người tin rằng cuốn sách là do Tăng Tử (học trò của Khổng Tử) ghi chép lại các lời dạy của Khổng Tử
Xuất phát của “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là 4 bước trong 8 bước (bát mục) để thực hiện ba cương lĩnh của Nho giáo. Tám bước đó là:
- Cách vật: luôn tiếp xúc, nghiên cứu kỹ sự vật, sự việc để nhận rõ thực chất, phải trái.
- Trí tri: luôn ngẫm nghĩ để thấu hiểu điều mình đã nhận thức được.
- Thành ý: luôn chân thật, không dối người và không dối mình.
- Chính tâm: luôn suy nghĩ , hành động ngay thẳng, chính trực và làm chủ bản thân mình.
- Tu thân: luôn nghiêm khắc với bản thân mình, sửa chữa những thiếu sót, không bảo thủ để nhận rõ sai sót nhằm hoàn thiện bản thân.
- Tề gia: làm cho gia đình mình tốt đẹp, tề chỉnh, có nề nếp, gia phong.
- Trị quốc: lo toan việc nước, cai trị đất nước cho có kỷ cương, phép nước.
- Bình thiên hạ: khiến cho thiên hạ thái bình, lòng người quy thuận.
Văn hóa Trung Quốc cổ đại cho rằng, trước phải “tu thân” thì mới có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Trong sách “Đại học”, Khổng Tử viết: “Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ (bình thiên hạ), trước phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình (trị quốc). Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình (tề gia). Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải làm cho tâm tư của mình ngay thẳng (chính tâm), đoan chính. 
Nguồn: 

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Giới thiệu về thư pháp chữ Hán

Thư pháp chữ Hán
Chữ Hán là một trong những loại văn tự lâu đời nhất trên thế giới và thư pháp chữ Hán chính là nghệ thuật viết chữ đẹp của người Trung Quốc. Trong bài viết ngày hôm nay, Tiếng Trung Ánh Dương xin giới thiệu với các bạn về nghệ thuật thư pháp và những kiểu chữ thư pháp phổ biến nhé.
1. Các thể chữ thư pháp chữ Hán
Hiểu một cách đơn giản, thư pháp (书法) là các cách viết các chữ Hán, biểu hiện được đặc điểm và hàm ý của các chữ đó, khiến chúng trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Thư pháp chữ Hán được chia thành thư pháp bút cứng và thư pháp bút mềm.
Từ xưa đến nay, về các thể chữ thư pháp có năm loại chính: Triện, Lệ, Khải, Hành, Thảo. Những thể chữ này không ngừng biến đổi tùy theo sự phát triển của lịch sử và đời sống xã hội. 
Triện thư (篆书), hay còn gọi là chữ Triện, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ. Tuy nhiên theo ghi chép, chữ Triện không phải là loại văn tự xuất hiện đầu tiên, mà là những chữ tượng hình được khắc trên mai rùa hay xương động vật, gọi là “Giáp cốt văn”. Đến thời Chu Tuyên Vương, một vị quan thái sử đã chỉnh lý những cổ văn thành một thể chữ mới, gọi là chữ Đại Triện. Ở giai đoạn này, không có một loại chữ viết thống nhất. Đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tần, đồng thời ông cũng hợp nhất và chỉnh sửa các thể chữ trước đó, tạo ra thể chữ “Tiểu Triện”, chính là thể chữ Triện hiện giờ. Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc.
Sau này, bởi vì chữ Triện viết rất phức tạp, và cũng khá tốn sức, nên người đã đã sáng tạo ra thể chữ Lệ (隶书). Chữ Lệ có cách viết đơn giản hơn, nét bút cũng đơn giản hơn các thể chữ trước đó. Chữ Lệ được sử dụng phổ biến ở thời Hán, nét đặc sắc của nó là tự hình mở rộng sang hai bên, nét chữ cứng cỏi, gấp vuông, phóng khoáng, nét bút lên xuống, nặng nhẹ rõ ràng.
Thời Hán còn xuất hiện Hành thư, Thảo thư và Khải thư. Vì để tăng nhanh tốc độ viết, nên khi viết người ta thường nối liền nét bút trên với dưới, dần dần hình thành Thảo thư (草书). Đặc điểm của thể chữ này là viết rất nhanh, nét bút đơn giản, tuy nhiên rất khó để người đọc nhận được mặt chữ. Có chữ Hán khi viết ở các thể khác cần nhiều nét nhưng với Thảo thư thì chỉ cần một nét, vì thế nên Thảo thư thường được dùng để tốc ký, viết nháp bản thảo. Một thể chữ thảo rất nổi tiếng đó là “Cuồng thảo” (狂草) của Hoài Tố, khi nhiều chữ có thể nối với nhau chỉ bằng một nét.
Thể chữ Hành (行书) là một thể chữ bắt nguồn từ chữ Thảo, tuy nhiên Hành thư dễ đọc và dễ nhận biết hơn chữ Thảo. Hành thư chia làm hai thể: một thể là chân hành, lối viết rõ ràng, quy củ, gần với Khải thư; một thể là hành thảo, lối viết khá phóng túng, gần với Thảo thư.
Cùng thời, trong khi sử dụng Lệ thư, người ta cho rằng cách viết từng nét từng nét của Lệ thư quá phiền phức, đồng thời cũng không thích Thảo thư vì khó nhận chữ. Cho nên, người ta đã dựa trên nền tảng thể chữ Lệ sáng tạo ra thể chữ Khải (楷书). Khải thư là thể chữ tiêu chuẩn, đặc điểm của thể chữ này là ngay ngắn, rõ ràng, dễ nhận và dễ nhìn. Hiện nay trên báo chí, sách vở chúng ta đều có thể bắt gặp Khải thư. Việc học thư pháp từ xưa đến nay đều bắt đầu từ Khải thư, khi thuần thục với chuyển sang Hành thư, Thảo thư, Triện thư hay Lệ thư.

2. Ý nghĩa của tranh thư pháp

Người Châu Á rất chuộng thư pháp, theo phong thủy, thư pháp tượng trưng cho thành quả cuối cùng của khí lực được thể hiện qua hành động, loại khí này hài hòa với khí của môi trường để mang đến vận may. Vì vậy, tranh thư pháp được xem là thể hiện của những điều tốt đẹp, mang lại may mắn cho gia chủ, nhắc nhở mọi người về cách sống, sự hoàn thiện nhân cách. Đồng thời tranh thư pháp cũng thể hiện cái tâm tính và tài năng của người viết.

3. Những chữ Hán thường được viết thư pháp

a. Chữ Phúc (福)
Ý nghĩa chữ Phúc ám chỉ hạnh phúc, sự may mắn. Ngày xuân treo chữ Phúc, thể hiện ước vọng, mong đợi của con người vào một cuộc sống hạnh phúc. Ở Trung Quốc, người ta thường treo chữ Phúc trước cửa với ngụ ý “Mở cửa đón phúc”
b. Chữ Lộc()
Chữ Lộc 禄 có nghĩa gốc là phúc khí, tốt lành, bổng lộc. Người xưa coi việc có thể hưởng bổng lộc triều đình là nguyện vọng chính của mình, đồng thời quan lộc cũng là một loại đại diện cho sự vinh dự
c. Chữ Thọ (寿)
Chữ Thọ trong tiếng Hán có nghĩa là sống lâu, trường thọ (Phúc như Đông Hải, Thọ tựa Nam Sơn / 福如东海,寿比南山). Vì vậy, khi tặng người khác tranh thư pháp chữ Thọ, thường ngụ ý mong muốn người đó khỏe mạnh, trường thọ.
d. Chữ An ()
Chữ An trong tiếng Hán là một chữ được nhiều người chọn trong tục xin chữ đầu năm mới với mong muốn có một năm an bình, hạnh phúc
e. Chữ Nhẫn (忍)
Chữ Nhẫn trong chữ Hán gồm bộ Đao (刀) ở trên bộ Tâm (心). Lưỡi đao ở ngay trên tâm, ngụ ý nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì sẽ khó tránh khỏi đau đớn. Khi tặng chữ Nhẫn, ngụ ý muốn khuyên nhủ người ta nên biết nhẫn nhịn, giữ “tâm” luôn sáng suốt, tránh vọng động, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành an, chuyển bại thành thắng.
f. Chữ Đức (德)
Trong cuộc sống, Tâm và Đức làm nên vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp ấy tạo nên sự khác biệt căn bản giữa con người và động vật. Nói đến chữ Đức chính là nói về đạo đức con người, là luôn đồng nghĩa với những điều tốt đẹp. Tranh chữ Đức mang đến cho mỗi người một quan niệm sống tốt, tự răn dạy bản thân mình sống sao cho ý nghĩa, có ích với xã hội.
g. Chữ Tâm (心)
Chữ Tâm có rất nhiều ý nghĩa, tuy nhiên về cơ bản, nó mang ngụ ý con người có thể và cần phải điều chỉnh đào luyện cái tâm của mình, nỗ lực thanh lọc tâm được thanh tịnh, giải thoát tâm khỏi tham ái, dục vọng, ích kỷ, hận thù. Con người ai cũng có thiện tâm thì thế giới sẽ trụ yên mãi mãi, con người có ác tâm thì thế giới sẽ hủy diệt.
Vậy là Tiếng Trung Ánh Dương đã cùng các bạn tìm hiểu một số nét cơ bản về thư pháp chữ Hán, hy vọng qua bài viết này có thể đem lại cho các bạn cái nhìn tổng quát nhất về nghệ thuật thư pháp Trung Quốc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Các mẫu câu hỏi đáp sinh nhật tiếng Trung


Các mẫu câu hỏi đáp sinh nhật tiếng Trung
Chúc mừng sinh nhật tiếng Trung là một chủ đề rất quen thuộc trong các khóa học tiếng Trung cơ bản. Chúng ta đã học bài hát chúc mừng sinh nhật tiếng Trung trong để cùng nhau hát trong những dịp tổ chức sinh nhật. Hôm nay tiếng Trung Ánh Dương xin giới thiệu đến các bạn các mẫu câu hỏi đáp cơ bản chủ đề sinh nhật trong tiếng Trung.

1. Cách hỏi ngày tháng năm sinh và ngày sinh nhật

A:你是哪年出生的?
/nǐ shì nǎ nián chū shēng de/
Bạn sinh năm bao nhiêu ?
B:我是1997年出生的/97年
/wǒ shì 1997 nián chū shēng de/97 nián/
Mình sinh năm 1997.
A:你的生日是几月几号?/你的生日是什么时候?
/nǐ de shēng rì shì jǐ yuè jǐ hào /nǐ de shēng rì shì shén me shí hòu/
Sinh nhật cậu là vào ngày tháng nào/sinh nhật cậu là khi nào?
B:我的生日是。。。月。。。号
/wǒ de shēng rì shì 。 。 。 yuè 。 。 。 hào/
Sinh nhật mình là ngày…tháng…
A: 你什么时候出生的?
/nǐ shén me shí hòu chū shēng de/
Cậu sinh ngày nào ?
B: 我出生于1997年11月6日.
/wǒ chū shēng yú 1997 nián 11 yuè 6 rì/. 
Mình sinh ngày mùng 6 tháng 11 năm 1997.
A:生日是哪一年的?
/shēng rì shì nǎ yī nián de/
Sinh nhật bạn là năm nào
B: 1997年的。
năm 1997.
A:你的生日是哪一天?
/nǐ de shēng rì shì nǎ yī tiān/
Sinh nhật cậu vào ngày nào?
B: 我的生日是11月6号。
/wǒ de shēng rì shì 11 yuè 6 hào/
Sinh nhật mình là ngày 6 tháng 11. 

2. Cách hỏi tuổi con gì bằng tiếng Trung

A: 你属什么?/属什么的?/你属什么生肖的?
/nǐ shǔ shén me/shǔ shén me de /nǐ shǔ shénme shēng xiāo de/
Cậu cầm tinh con gì?
B: 我属牛/属牛的。
/wǒ shǔ niú/shǔ niú de/ 
Mình cầm tinh con trâu.
Xem thêm bài học: 12 con giáp tiếng Trung

3. Cách hỏi thuộc cung gì

A:你是什么星座的?
/nǐ shì shén me xīng zuò de/
Cậu thuộc cung gì?
B:我是狮子座。
/wǒ shì shī zǐ zuò/
Mình thuộc cung sư tử. 
Xem thêm bài học: Mật mã 12 chòm sao

4. Cách hỏi và trả lời về đón sinh nhật trong tiếng Trung

Hỏi: 
A: - 你的生日是怎么过的呢?/你的生日一般怎么过?/你怎么过生日?
/nǐ de shēng rì shì zěn me guò de ne/nǐ de shēng rì yī bān zěn me guò/ nǐ zěn me guò shēng rì/
Cậu đón sinh nhật như thế nào? 
- 你的生日准备到了你打算怎么过?
/nǐ de shēng rì zhǔn bèi dào le nǐ dǎ suàn zěn me guò/
Sinh nhật cậu sắp đến rồi, cậu định đón sinh nhật như thế nào?
- 你是怎样过生日的?
/nǐ shì zěn yàng guò shēng rì de/
Cậu đón sinh nhật như thế nào?
- 今年的生日晚会你打算怎么举行?
/jīn nián de shēng rì wǎn huì nǐ dǎ suàn zěn me jǔ xíng/
Tiệc sinh nhật năm nay cậu định tổ chức như thế nào? 
Trả lời: 
B: 我打算举行一个生日晚会。然后请一些朋友和亲人来一起过生日。
/wǒ dǎ suàn jǔ xíng yī gè shēng rì wǎn huì 。 rán hòu qǐng yī xiē péng yǒu hé qīn rén lái yī qǐ guò shēng rì/
Mình định tổ chức một tiệc sinh nhật. sau đó mời một vài người thân, bạn bè đến cùng đón sinh nhật.

5. Cách hỏi và trả lời về quà sinh nhật trong tiếng Trung

A: 你最喜欢的生日礼物是什么?
/nǐ zuì xǐ huān de shēng rì lǐ wù shì shén me/
Món quà sinh nhật cậu thích nhất là gì?
 
B: 我最喜欢的生日礼物是。。。。
/wǒ zuì xǐ huān de shēng rì lǐ wù shì 。 。 。 。/
Món quà sinh nhật mình thích nhất là… 
A:你最想收到的生日礼物是什么?
/nǐ zuì xiǎng shōu dào de shēng rì lǐ wù shì shén me/
Món quà sinh nhật cậu muốn nhận nhất là gì? 
B: 我最想收到的生日礼物是。。。
/wǒ zuì xiǎng shōu dào de shēng rì lǐ wù shì 。 。 。/
Món quà sinh nhật mà mình muốn nhận được nhất là…
A:你收到过最好的礼物是什么?
/nǐ shōu dào guò zuì hǎo de lǐ wù shì shén me/
Món quà tuyệt nhất mà bạn nhận được là gì?
B: 我收到过最好的礼物是。。。
/wǒ shōu dào guò zuì hǎo de lǐ wù shì 。 。 。/
Món quà tuyệt nhất mà mình nhận được là…
A: 给你印象最深刻的是什么生日礼物?
/gěi nǐ yìn xiàng zuì shēn kè de shì shénme shēng rì lǐ wù/
Món quà để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn là gì?
 
B: 我收到印象最深刻的生日礼物是。。。。
/ wǒ shōu dào yìn xiàng zuì shēn kè de shēng rì lǐ wù shì/
Món quà sinh nhật ấn tượng nhất của tôi là…….

6. Cách hỏi và trả lời đón sinh nhật cùng ai

A: 你一般跟谁一起过生日?
/ nǐ yī bān gēn shuí yī qǐ guò shēng rì/
Bạn thường đón sinh nhật cùng ai?
B: 我常跟家人和好朋友一起过生日。
/wǒ cháng gēn jiā rén hé hǎo péng yǒu yī qǐ guò shēng rì/
Mình thường đón sinh nhật cùng người nhà và bạn thân. 
 
A: 你想请谁来参加你的生日晚会?
/nǐ xiǎng qǐng shuí lái cān jiā nǐ de shēng rì wǎn huì/
Bạn muốn mời ai đến dự sinh nhật mình?
B: 生日晚会我想请一些亲人和好朋友来参加。
/shēng rì wǎn huì wǒ xiǎng qǐng yī xiē qīn rén hé hǎo péng yǒu lái cān jiā/
Tiệc sinh nhật mình muốn mời một vài người thân và bạn bè đến tham dự. 

7. Cách hỏi và trả lời các hoạt động thường làm trong lễ sinh nhật

A: 过生日时,你们常做什么?
Guò shēngrì shí, nǐmen cháng zuò shénme?
Lúc tổ chức sinh nhật, các bạn thường làm gì?
B:我们常在家一起做饭,有时候去饭店吃饭,然后去唱卡拉ok
Wǒmen cháng zàijiā yì qǐ zuò fàn, yǒu shíhòu qù fàndiàn chīfàn, ránhòu qù chàng kǎlā ok
Chúng tôi thường cùng nhau nấu ăn ở nhà, thỉnh thoảng tới nhà hàng, sau đó đi hát Karaok
A: 你怎么跟朋友过生日?
Nǐ zěnme gēn péngyǒuguò shēngrì?  
Bạn đón sinh nhật với bạn bè thế nào?
B:我们常去公园玩,一边吃东西,一边唱歌,很有意思。
Wǒmen cháng qù gōngyuán wán, yībiān chī dōngxī, yībiān chànggē, hěn yǒuyìsi.
Chúng tôi thường tới công viên chơi, vừa ăn, vừa hát rất ý nghĩa.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Tết Trùng Cửu 9-9 âm lịch




Tết Trùng cửu ở Trung Quốc

Tiếp nối chủ đề về những ngày lễ tết ở Trung Quốc, trong bài học ngày hôm nay mời bạn cùng Tiếng Trung Ánh Dương tìm hiểu về Tết Trùng Cửu của Trung Quốc và những từ vựng liên quan đến ngày lễ này nhé!


1. Nguồn gốc tết Trùng Cửu


Tết Trùng Cửu (重九节 / chóng jiǔ jié) hay còn gọi là Tết Trùng Dương (重阳节 / chóngyáng jié) là ngày lễ truyền thống của người dân Trung Quốc vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. 

Cái tên “tết Trùng Dương” bắt nguồn từ “Kinh Dịch” của Trung Quốc. Trong “Kinh Dịch”, 6 được coi là số âm trong khi 9 được coi là số dương và là đỉnh cao nhất trong một vòng lặp, một chu kỳ. Ngày 9 tháng 9 là sự lặp lại của hai số 9, nên được gọi là “Trùng Cửu”, đồng thời cũng là hai số dương (số 9) kết hợp với nhau, nên còn được gọi là “Trùng Dương”. Còn trong quan niệm dân gian, “九九 / jiǔjiǔ” đồng âm với “久久 / jiǔjiǔ” (lâu dài, mãi mãi), hơn nữa số 9 còn là số lớn nhất trong các số, vì vậy “Trùng Cửu” còn mang ngụ ý sinh mệnh dài lâu, khỏe mạnh trường thọ.

2. Các hoạt động vào ngày tết Trùng Cửu


Trong quá trình tiếp diễn của lịch sử, tết Trùng Cửu không chỉ dung hòa nhiều yếu tố văn hóa dân gian mà còn kết hợp nhiều ý nghĩa văn hóa. Theo những tài liệu còn được bảo tồn đến ngày nay, từ thời Chiến Quốc người ta đã có phong tục leo núi và uống rượu hoa cúc vào tết Trùng Cửu. Các hoạt động vào ngày tết Trùng Cửu rất phong phú, thường bao gồm du lịch, leo núi thưởng ngoạn phong cảnh, ngắm hoa cúc, uống rượu hoa cúc,…

Người cổ đại thường có thói quen leo núi vào tết Trùng Cửu, vì vậy thời cổ đại còn gọi tết Trùng Cửu là “tết Đăng Cao”. Phong tục leo núi ngày Trùng Cửu bắt nguồn từ sự sùng bài đồi núi của người xưa
Mỗi năm vào ngày tết Trùng Cửu, các địa phương lại tổ chức hoạt động leo núi mùa thu cho người cao tuổi để trao đổi tình cảm, rèn luyện thân thể. Rất nhiều thế hệ trẻ của các gia đình cũng đưa cha mẹ, ông bà mình đi tham gia các hoạt động ở ngoại thành vào ngày này.

Mẫu câu tiếng Trung dùng để tạm biệt, đưa tiễn bạn bè, người thân đi xa

thượng lộ bình an trong tiếng Trung

Những câu chúc thượng lộ bình an trong tiếng Trung

Thượng lộ bình an tiếng Trung là 一路平安 Yīlù píng'ān, âm Hán Việt là nhất lộ bình an thường được sử dụng trong tình huống từ biệt với ý nghĩa là cả chặng đường bình an vô sự. Trong các mẫu câu đưa tiễn cũng có thể sử dụng 一帆顺风 Yī fān shùnfēng hoặc 一帆风顺Yīfānfēngshùn đều dịch là thuận buồm xuôi gió chúc người đi được thuận lợi, may mắn 

Cùng với “Xin chào” thì “Tạm biệt” cũng là câu nói được chúng ta sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Vậy bạn có biết trong tiếng Trung, có những mẫu câu nào dùng để tạm biệt hay dùng để đưa tiễn bạn bè, người thân trước một chuyến đi xa không? Hãy cùng Tiếng Trung Ánh Dương tìm hiểu những câu chào tạm biệt hay gửi gắm tình cảm, ý nghĩa của người chúc đối với người đi xa trong bài học ngày hôm nay nhé.

A. Mẫu câu đưa tiễn, chúc bạn bè đi xa, đi du học may mắn, bình an


1. 希望马上能再见到你!/xīwàng mǎshàng néng zàijiàn dào nǐ/: Ước gì có thể gặp lại cậu ngay lập tức!
2. 待会打电话给我!/dài huì dǎ diànhuà gěi wǒ/: Nhớ gọi điện cho tớ đấy nhé!
3. 祝你好运!/zhù nǐ hǎo yùn/: Chúc may mắn!
4. 希望我们以后还会再见面!/xīwàng wǒmen yǐhòu hái huì zài jiànmiàn/: Mong là sau này chúng ta vẫn có thể gặp lại nhau!
5. 我真的希望能跟你一道走。/wǒ zhēn de xīwàng néng gēn nǐ yìdào zǒu/: Tớ rất muốn có thể đi cùng cậu!
6. 有空给我打电话 /yǒu kòng gěi wǒ dǎ diànhuà/: Rảnh rỗi thì gọi điện cho tớ nhé!
7. 保持联系啊!/bǎochí liánxì a/: Nhớ giữ liên lạc đấy nhé!
8. 我会想你的!/wǒ huì xiǎng nǐ de/: Tớ sẽ nhớ cậu lắm đấy!
9. 别忘了写信 /bié wàngle xiě xìn/: Đừng quên viết thư về nhé!
10. 祝你成功,盼你早日凯旋! /zhù nǐ chénggōng, pàn nǐ zǎorì kǎixuán/: Chúc cậu thành công, chờ cậu sớm ngày chiến thắng trở về! 

Chửi thề trong tiếng Trung

chửi bậy trong tiếng Trung

Nói tục chửi bậy trong tiếng Trung

Bạn có biết những câu chửi bậy thường dùng trong tiếng Trung là gì không. Có thể bạn đã từng gặp ai đó nói cao ni ma (肏你妈 cào nǐ mā) hay tha ma tợ (他妈的 tā ma de) và băn khoăn không biết người đó muốn nói gì. Hôm nay Tiếng Trung Ánh Dương sẽ tổng hợp những câu nói tục, chửi bậy, chửi thề trong tiếng Trung để các bạn tham khảo. Hãy lưu ý hạn chế sử dụng các mẫu nói tục, chửi bậy trong tiếng Trung này nhé, chỉ nên hiểu và đề phòng bị chửi bậy mà không biết thôi :)


1. 你妈的 nǐ mā de (nỉ ma tợ): Nghĩa tương đương câu đm mày trong tiếng Việt. Đây là câu chửi nhằm tới đối tượng cụ thể, trong đó “你 nǐ” là mày.
2. 肏你妈 cào nǐ mā (trao nỉ ma): Nghĩa tương đương câu đmm trong tiếng Việt. trong đó “肏cào” có nghĩa là đ.m.
3. 他妈的 tā ma de (tha ma tợ): Đây là câu chửi sử dụng phổ biến nhất trong tiếng Trung nghĩa là mẹ nó, con mẹ nó. Đây là một câu chử thề cửa miệng, không nhằm chửi bậy tới một ai cả.
4. 滚开: gǔnkāi (quẩn khai): cút mau, cút đi
5. 你去死吧: nǐ qù sǐ ba (nỉ truy sử pa): Mày đi chết đi
6. 神经病: shénjīngbìng (sấn chinh pinh): đồ thần kinh
7. 变态: biàntài (pen thai): biến thái
8. 你太卑鄙了: nǐ tài bēibǐ le (nỉ thai pây pỉ lơ): mày thật là bỉ ổi
9. 你疯了: nǐ fēng le (nỉ phâng lơ): mày điên rồi
10. 你这杂种! Nǐ zhè zázhǒng!  (nỉ chưa chá chủng): Đồ tạp chủng
11. 你是个废物/混球!  nǐ shì gè fèi wù / hún qiú ! (nỉ sư cưa phây u/ huấn chiếu): Mày là cái đồ cục c**t/ thằng khốn. Trong đó 废物 là đồ bỏ đi, 混球 là đốn mạt, vô lại…
12. 你不是东西: Nǐ bùshì dōngxī  (nỉ pú sư tung xi): Mày là đồ không ra gì. Trong đó 东西 nghĩa là đồ vật, nghĩa gốc câu này là mày không phải là đồ vật, nghe thì tưởng bình thường, nhưng lại là một câu chửi đấy bạn nhé.
13. 没长眼睛吗?: Méi zhǎng yǎnjīng ma?  (mấy cháng dẻn chinh ma?): mù ah/ không có mắt ah?
Câu này thường bị các ông tài xế chửi nếu chúng ta đi đường không để ý xe cộ. 长 là mọc lên, 眼睛 là mắt. Nghĩa gốc câu này là không mọc mắt à?
14. 你以为你是谁: Nǐ yǐwéi nǐ shì shéi?  (ní ỷ uấy nỉ sư suấy?): Mày nghĩ mày là ai chứ?
15. 我不愿再见到你: Wǒ bù yuàn zàijiàn dào nǐ!  (ủa pú doen chai chen tao nỉ): Tao không muốn nhìn thấy mày nữa
16. 少来这一套: shǎo lái zhè yí tào (sảo lái chưa ý thao):  Đừng giở trò nữa
17. 从我面前消失: cóng wǒ miàn qián xiāo shī ! (chúng ủa men chén xeo sư): Biến khỏi mắt tao ngay
18. 哪儿凉快哪儿歇着去吧: nǎ ér liáng kuài nǎ ér xiē zhe qù ba  (nả léng khoai nả xia chơ truy pa): Cút đi cho khuất mắt tao
19. 你气死我了. : nǐ qì sǐ wǒ le  (nỉ tri sứ ủa lơ): Mày làm tao điên tiết rồi đấy nhé, mày làm tao tức chế đi được

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Tính từ trong tiếng Trung

Tính từ thông dụng trong tiếng Trung

1. Tính từ là gì?

Tính từ trong tiếng Trung là những từ biểu thị tính chất và trạng thái của một sự vật, sự việc hoặc một hành động.


2. Phân loại tính từ tiếng Trung

Dựa vào chức năng ngữ pháp ta có thể phân tính từ làm hai loại: tính từ chỉ tính chất và tính từ chỉ trạng thái

a)    Tính từ chỉ tính chất

-    Biểu thị tính chất của sự vật

Ví dụ:

- 大: /dà/: lớn
- 小: /xiǎo/: nhỏ
- 高: /gāo/ : cao 
- 低: /dī/: thấp
- 矮: /ǎi/: thấp, lùn
- 长: /cháng/: dài
- 短: /duǎn/: ngắn
- 老: /lǎo/ : già, cũ 
- 旧: /jiù/: cũ
- 新: /xīn/ : mới 
- 年轻: /nián qīng/: trẻ
- 多: /duō /: nhiều
- 少: /shǎo/: ít
- 丑: /chǒu/: xấu
- 美: /měi/: đẹp
- 漂亮: /piāo liàng/: đẹp, xinh đẹp
- 好看: /hǎo kàn/: đẹp, dễ nhìn, xinh đẹp, đẹp trai
- 美丽: /měi lì /: đẹp
- 帅: /shuài/: đẹp trai
- 聪明: /cōng míng/: thông minh
- 笨蛋: /bèn dàn/ : ngốc nghếch 
- 傻: /shǎ/: ngốc

b)    Tính từ chỉ trạng thái

-    Biểu thị trạng thái của sự vật.

Ví dụ:
+ 冰凉: /bīng liáng/: lạnh lẽo; lạnh ngắt; lạnh buốt; lạnh giá; lạnh cóng; lạnh như băng
+ 笔直: / bǐ zhí/: thẳng tắp, ngay thẳng, chính trực
+ 雪白: /xuě bái /: trắng như tuyết
+ 痛快: /tòng kuài/: , vui vẻ, thoải mái, sảng khoái
+ 通红: /tōng hóng/: đỏ bừng, đỏ rực, đỏ chói
+ 碧绿: /bì lǜ/: xanh biếc, xanh ngát, xanh ngắt

3. Đặc trưng ngữ pháp của tính từ


a)  Tính từ chỉ tính chất

-  Thông thường có thể đi kèm với các phó từ chỉ mức độ tiếng Trung như , 非常…

Ví dụ:
+ 那个女孩很聪明 /nà gè nǚ hái hěn cōng míng/: Cô gái đó rất thông minh.
+ 他很高 /tā hěn gāo/: anh ấy rất cao. 
+ 小猫咪非常可爱./xiǎo māo mī fēi cháng kě ài/: chú mèo con vô cùng đáng yêu. 
+ 奶奶最近身体不好.
/ nǎinai zuì jìn shēn tǐ bù hǎo/
Gần đây sức khỏe của bà nội không tốt.

+ 钱不重要, 身体才重要.
/qián bú zhòng yào , shēn tǐ cái zhòng yào/
Tiền không quan trọng, sức khỏe mới quan trọng.

-  Thường làm vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ

Làm vị ngữ: 

+ 他胖, 我瘦.
/ tā pàng , wǒ shòu/
Nó béo, tôi gầy. 

+ 他的苹果小, 我的苹果大.
/tā de píng guǒ xiǎo ,   wǒ de píng guǒ dà /
Táo của nó nhỏ, táo của tôi to.

Làm định ngữ: 

+ 她是一个很善良的孩.
/tā shì yí gè hěn shàn liáng de nǚ hái/
Cô ấy là một cô gái rất hiền lành, tốt bụng. 

+ 他是一个很聪明的小孩.
/tā shì yí gè hěn cōng míng de xiǎo hái/
Nó là một đứa bé rất thông minh. 

Làm bổ ngữ:

+ 玛丽打扮得很漂亮.
/mǎ lì dǎ bàn dé hěn piāo liàng /
Mary trang điểm rất xinh đẹp. 

+ 他唱得很好听.
/ tā chàng dé hěn hǎo tīng/.
Anh ấy hát rất hay

Làm trạng ngữ:

+ 他高兴地说.
/tā gāo xīng de shuō/.
Anh ấy vui vẻ nói.

+ 他开心地笑起来.
/tā kāi xīn de xiào qǐ lái/
Anh ấy cười vui vẻ. 

+ 他轻轻地离开.
/tā qīng qīng de lí kāi/
Anh ấy nhẹ nhàng rời đi. 

+ 他着急地问我.
/ tā zháo jí de wèn wǒ/
Anh ấy gấp rút hỏi tôi. 

+ 她有迟疑, 痛快地答应了. 
/tā méi yǒu chí yí , tòng kuài de dá yīng le/
Cô ấy không nghi ngờ gì mà đồng ý ngay.